Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam

Ngày nay, thương mại điện tử Việt Nam được mô tả với sự bùng nổ của thiết bị cầm

tay, hành vi của người tiêu dùng trên smartphone, sự phát triển của các mạng xã hội và cơ sở

hạ tầng thanh toán số bắt đầu phổ biến. Ngoài ra, thị trường đang cạnh tranh cực kỳ khốc liệt,

các thương hiệu trong nước và quốc tế đang ra sức thu hút sự chú ý của khách hàng, cuộc

chạy đua trên internet nhằm xây dựng các hệ sinh thái kỹ thuật số quy mô và rộng để tăng

cường hiệu cho hoạt động kinh doanh đang diễn ra hết sức căng thẳng. Các công ty cũng thì

cố gắng ra sức để giữ chân khách hàng bằng những nền tảng đa phương, còn các công ty mới

tham gia vào thị trường thì hướng tới xây dựng những mô thức kinh doanh mới lạ độc đáo để

cho khách hàng trải nghiệm. Và trong giai đoạn khi cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, chỉ

có những sáng tạo nhất mới tồn tại trong môi trường bán lẻ năng động này.

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 25960
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 tới xu thế hình thành, phát triển ngành bán lẻ và tiêu dùng tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
673 
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI XU THẾ HÌNH THÀNH, 
PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁN LẺ VÀ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM. 
NCS. Nguyễn Trí Long 
Khoa Kinh tế & QTKD, trƣờng Đại học Hải PHòng. 
TÓM TẮT 
Ngày nay, thương mại điện tử Việt Nam được mô tả với sự bùng nổ của thiết bị cầm 
tay, hành vi của người tiêu dùng trên smartphone, sự phát triển của các mạng xã hội và cơ sở 
hạ tầng thanh toán số bắt đầu phổ biến. Ngoài ra, thị trường đang cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, 
các thương hiệu trong nước và quốc tế đang ra sức thu hút sự chú ý của khách hàng, cuộc 
chạy đua trên internet nhằm xây dựng các hệ sinh thái kỹ thuật số quy mô và rộng để tăng 
cường hiệu cho hoạt động kinh doanh đang diễn ra hết sức căng thẳng. Các công ty cũng thì 
cố gắng ra sức để giữ chân khách hàng bằng những nền tảng đa phương, còn các công ty mới 
tham gia vào thị trường thì hướng tới xây dựng những mô thức kinh doanh mới lạ độc đáo để 
cho khách hàng trải nghiệm. Và trong giai đoạn khi cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, chỉ 
có những sáng tạo nhất mới tồn tại trong môi trường bán lẻ năng động này. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, thƣơng mại điện tử, 
1. MỞ ĐẦU 
Việt Nam đang là một trong những thị trường thương mại điện tử tiềm năng nhất với 
dân số trẻ, sức tiêu thụ mạnh. Điều này dược thúc đẩy bởi hành vi của người tiêu dùng trên 
thiết bị di động, mô hình thương mại xã hội sáng tạo, sự bùng nổ của các mạng xã hội và cơ 
sở hạ tầng thanh toán kỹ thuật số ngày càng phát triển và đáng tin cậy. Theo Công ty Nghiên 
cứu Thị trường eMarketer dự báo doanh thu thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam năm 2017 
đạt khoảng 2,08 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm. Tỷ lệ hiện tại và quỹ đạo tăng 
trưởng đã làm cho Thương mại điện tử trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu cho hầu hết các 
nhà bán lẻ và các nhãn hàng. 
Trước đây, để tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp thường phải chú trọng đến phát 
triển các kênh trực tuyến, tối ưu hóa việc bán hàng và tạo ra lưu lượng truy cập trên các 
website. Tuy nhiên, hiện nay ngoài việc tối ưu những yếu tố trên, thì thương mại điện tử Việt 
Nam cũng như thế giới đang thay đổi liên tục, điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh online 
phải hết sức chú ý tới sự phát triển của công nghệ, và những đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài. 
Khi mà đường danh giới giữa thương mại điện tự, điện thoại di động và xã hội bị mờ dần đi, 
thì thương mại điện tử chính là sự hội tụ rộng hơn giữa bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến. Bằng 
cách này, kỹ thuật số trở thành một nền tảng không chỉ cho sự tăng trưởng trực tuyến mà còn 
từ việc xây dựng thương hiệu và sự tham gia của khách hàng thông qua các hoạt động của 
chuỗi cung ứng và các định dạng lưu trữ vật lý. 
2. XU HƢỚNG HÌNH THÀNH NGÀNH BÁN LẺ VÀ TIÊU DÙNG TRONG 
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 
Sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát 
triển của Thương mại điện tử Quốc tế và khu vực, hiện nay có một số xu hướng hình thành 
lên sự phát triển thương mại điện tử, được phân loại thành 3 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là 
“Mô hình bán lẻ mới” bao gồm O2O (Online to Office) và Sử dụng Big Data , sẽ phân tích 
chi tiết về sự phát triển ngày càng nhanh của các doanh nghiệp trong việc sử dụng phân tích 
dữ liệu và công nghệ đa kênh để tạo ra một sự vận hành liền mạc giữa các kênh tực tuyến và 
ngoại tuyến. Nhóm thứ 2 là “Nội dung định hướng thương mại”, sẽ thảo luận các cách mà 
thương hiệu và các nhà bán lẻ đang chuyển từ thương mại điện tử như một môi trường giao 
dịch để kết hợp sự tham gia xã hội và những câu chuyện kể vào kinh nghiệm mua hàng của 
khách hàng. Nhóm thứ 3, giải trí hóa thương mại điện tử và sử dụng các thương hiệu cá nhân, 
sẽ làm nổi bật các công nghệ thương mại điện tự, mạng xã hội đang thúc đẩy cơ hội tăng 
trưởng đột phát trong các lĩnh vực bán. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 674 
2.1. O2O (Online To Offline) 
Đây là mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp cả hình thức Online và Offline dựa trên các 
công nghệ số mà chủ yếu là nền tảng điện thoại di dộng (mobile). Các doanh nghiệp áp dụng 
mô hình này thường họ đã có một địa điểm kinh doanh offline và quyết định sử dụng công 
nghệ trực tuyến, dùng đa kênh để tiếp cận khách hàng, từ đó tác động vào hành vi mua hàng 
của khách hàng để tăng doanh thu. 
Ngày nay khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, nền tảng công nghệ cùng với 
sự phát triển của điện thoại di động khiến cho hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi 
nhanh chóng. Các doanh nghiệp áp dụng mô hình O2O chủ yếu dựa vào các kênh trực tuyến 
như mạng xã hội (Facebook, Zalo, twister), website hay các ứng dụngtruyền tải những 
thông điệp về sản phẩm, chương trình khuyến mại, giảm giá.đế với khách hàng. Các thông 
tin và sản phẩm này được thể hiện dưới hình ảnh, video, hoặc văn bản có sức hấp dẫn đánh 
vào tâm lý và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định. Và khách hàng thường có xu hướng sau 
khi xem các sản phẩm dịch vụ trên internet sẽ đi đến các cửa hàng Offline để mua sản phẩm. 
Theo báo cáo của WeAresocial, hiện nay 70% dân số Việt Nam sử dụng internet, 
trong đó hơn 60 triệu người đang sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, và đa 
số đều sử dụng điện thoại di động để truy cập. Theo thống kế thì Việt Nam đứng thứ 3 trong 
khu vực về thời lượng sử dụng internet, mỗi người Việt nam dành hơn 5 tiếng để vào mạng 
internet trên máy tính và gần 4 tiếng trên di động. 
Đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh offline truyền thống chưa áp dụng công 
nghệ thông tin vào trong kinh doanh, thì việc tiếp cận khách hàng, truyền tải thông tin về 
chương trình, sản phẩm, dịch vụ rất khó khăn và tốn kém. Với sự phát triển của nền tảng công 
nghệ, việc bán hàng bây giờ không chỉ là bạn có cửa hàng đẹp, có sản phẩm dịch vụ tốt là 
khách hàng tự động tìm đến nữa. Các đối thủ cạnh tranh sẽ áp dụng tất cả những mô thức kinh 
doanh mới để tiếp cận khách hàng, chính vì vậy nhưng cửa hàng offline sẽ mất đi lợi thế cạnh 
tranh vô cùng lớn để tiếp cận được khách hàng của mình. Tuy nhiên một số doanh nghiệp lại 
tập trung quá nhiều vào kênh bán hàng online mà quên đi chú trọng phát triển hệ thống cửa 
hàng, địa điểm offline. Tâm lý của người Việt Nam vẫn e ngại về chất lượng hàng hóa trên 
mạng internet, nên họ muốn được trực tiếp trải nghiệm, được trực tiếp “mặc cả” tại cửa hàng. 
Chính những yếu tố này đã khiến việc kết hợp hai hình thức Online và Offline trở nên 
tối ưu, đây chính là cơ hội bứt phát mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống trong 
giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ. 
2.2. Sử dụng Big Data (nguồn dữ liệu lớn) 
Việc phân tích và sử dụng dữ liệu lớn là việc vô cùng quan trọng khi nền tảng công 
nghệ phát triển, nó cho phép các công ty công nghệ có thể thu thập và phân tích trên một tệp 
dữ liệu lớn để tìm ra mô hình, những mối quan hệ chưa xác định, xu hướng của thị trường, 
hành vi và sở thích của khách hàng. 
Hầu hết các trang thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon, Ebay, hay hệ 
thống thương mại điện tử của Alibaba, hoặc các trang mua sắm trực tuyến lớn ở Việt Nam 
như Lazada, tiki, sendođều có những khuyến nghị cho khách hàng khi mua hoặc xem sản 
phẩm này thì sẽ mua hoặc xem sản phẩm tương tự nào. Trước đây, khi chưa dữ liệu lớn, thì 
công việc này chủ yếu là việc liệt kê các loại sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên khi áp dụng phân 
tích Big Data, các nhà lập trình sẽ viết những thuật toán để giúp tìm ra những sản phẩm mà 
khách hàng quan tâm thông qua những sở thích, hành vi mua sắm trong quá khứ của khách 
hàng. 
Ngoài ra, việc xác định được thông tin về nhân khẩu học là yếu tố cực kỳ quan trọng 
cho các nhà bán lẻ để tăng doanh thu nhờ hoạt động tiếp thị lại hoặc bán chéo sản phẩm. Nhờ 
hành vi mua hàng của khách hàng, các thuật toán sẽ phân tích để đoán được độ tuổi, giới tính, 
khu vực làm việc, thu nhập từ đó suy đoán ra loại sản phẩm khách hàng có thể mua trong 
tương lai. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
675 
Hiện nay các công ty lớn trên thế giới như Google, Facebook, Alibaba đang trở lên 
giầu có nhanh chóng nhờ biết cách sử dụng Big Data, thì tại Việt Nam hầu hết các công ty lớn 
đang bỏ qua dữ liệu quý giá này. Hiện nay các nhóm ngành về tài chính, viễn thông, bán lẻ, 
tiếp thị số đang chiếm ưu thế về việc sở hữu nguồn dữ liệu lớn, nếu có chiến lược cụ thể thì sẽ 
có nhiều cơ hội đột phá về doanh thu trong tương lai gần. Theo bà Phạm Thị Minh Phương, 
giám đốc điều hành Greenhat & VietnamJoy “Phần lớn các doanh nghiệp sở hữu khối dữ liệu 
Big Data hàng đầu tại Việt Nam chưa có tư duy về dữ liệu. Chính vì vậy, chúng ta cần trang 
bị thông tin để sao tái cấu trúc hệ thống, thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin, thu thập và xử lý để 
dữ liệu lớn Big Data phát huy giá trị to lớn của nó”. 
2.3. Nâng cấp từ thƣơng mại điện tử đến giải trí 
Xét trên quy mô toàn cầu thì Amazon đang thống trị toàn bộ thị trường thương mại 
điện tử, tuy nhiên đang phải đối đầu với một tập đoàn hùng mạnh đến từ Trung Quốc là 
Alibaba với sức mạnh của nhân công rẻ. Trung quốc được coi là công xưởng của thế giới nên 
việc phát triển như vũ bão của Alibaba đang là sự cạnh tranh quyết liệt cho ngôi vị số một về 
thương mại điện tử trên thế giới. 
Một trong những nền tảng đang rất thành công và nhận được sự tin tưởng của khách 
hàng đó là Tmall của Alibaba, nền tảng này đang chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử 
B2C (Bussiness to Customer) ở Trung Quốc với thị phần 53%, và theo khảo sát của Total 
Retail cho thấy 97% người mua sắm trực tuyến sử dụng nền tảng này. Tuy nhiên nhiều nhà 
bán lẻ và thương hiệu quốc tế, đặc biệt là những người mới tham gia vào thị trường thường 
mắc phải sai lầm là coi Tmall chỉ là Amazon của Trung Quốc. Việc so sánh này là hoàn toàn 
không chính xác, vì có đến 61% người tiêu dùng Trung Quốc tìm kiếm sản phẩm của họ trên 
Tmall, trong khi chỉ có 39% người tiêu dùng trên toàn cầu tìm kiếm hàng hóa trên Amazon. 
Vì vậy phải thừa nhận Tmall là một công cụ tìm kiếm và khám phá (như Google) hơn là một 
nền tảng thương mại điện tử. Đây chính là sự thành công trong lĩnh vực bán lẻ của Trung 
quốc khi phát triển nội dung trên nền tảng Tmall của Alibaba. 
Vào năm 2016 Alibaba đã chuyển mô hình từ giao dịch thị trường sang mô hình tập 
trung vào việc cho phép các nhãn hiệu, các công ty tạo ra các trải nghiệm cho người tiêu dùng 
một cách phong phú hơn. Tập đoàn Alibaba đã kết hợp 2 môi trường mua sắm của Tmall và 
Taobao với những video, thực tế ảo, các trò chơi và cuộc thi, cộng đồng, và những người có 
tầm ảnh hướng đến khách hàng mục tiêu (KOLs). Phần lớn sự kết hợp mới mẻ này được giới 
thiệu trong lễ hội mua sắm “Single Day” vào ngày 11 tháng 11 năm 2016, và trong ngày “Độc 
thân” này chiếm đến 30-35% doanh thu của Tmall. 
Hiện nay ở Việt nam, mới xuất hiện một số nền tảng thương mại điện tử nhưng Sendo, 
tiki, shopee và lazadatuy nhiên vẫn chưa chú trọng đến việc phát triển nội dung và trải 
nghiệm cho người dùng. Tuy nhiên với động thái mua lại Lazada của tập đoàn Alibaba, chắc 
chắn trong thời gian ngắn tới, toàn bộ những mô hình và chiến lược kinh doanh online dựa 
trên nền tảng có sẵn của Alibaba sẽ được áp dụng trên Lazada. 
2.4. KOLS – Thƣơng hiệu cá nhân. 
KOLS viết tắt của từ Key Opinion Leader – chỉ những người có tầm ảnh hưởng tới 
khách hàng và quyết định của họ. KOLS có thể là các ngôi sao ca nhạc, diễn viên, những 
người thành đạt trong nghề nghiệp nào đó, hot facebook, beauty blogger, vlogger 
KOLS có thể hiểu vai trò giống người gây ảnh hưởng, việc sử dụng KOLS trong chiến 
dịch marketing là một hình thức lan truyền (viral) vô cùng phổ biến đối với các thương hiệu 
đặc biệt là đối với những nhãn hàng mới bước chân vào thị trường, và muốn tăng thị phần, họ 
thường sử dụng phương pháp này để cạnh tranh với những đối thủ lâu năm trong cùng phân 
khúc. Hiện nay trên thế giới, và đặc biệt là ở các thị trường mới nổi về thương mại điện tử và 
mạng xã hội thì KOLS chia ra làm 3 loại chính. Loại thứ nhất, những người nổi tiếng, người 
của công chúng, đây là nhóm người có độ tiếp cận với xã hội cao nhất, tuy nhiên không phải 
ai cũng có sự tương quan đến các ngành hàng hoặc sản phẩm. Loại thứ hai, là các chuyên gia, 
người có chuyên môn và có ảnh hưởng đối với ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ; những người 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 676 
này có độ tiếp cận tương đối cao và có khả năng thay đổi ý kiến người dùng và sự liên quan 
đến sản phẩm dịch vụ cao nhất. Loại thứ ba, là những người nổi tiếng trên mạng xã hội, đặc 
biệt là facebook, hay youtube hiện nay, họ có những chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ, chia sẻ 
những kinh nghiệm, hay đánh giá về sản phẩm được nhiều người chú ý. 
Trong giai đoạn bùng nổ của thông tin, các mạng xã hội tương tác thực tế với người 
dùng khiến cho khách hàng bị bội thực thông tin. Nhưng trên thực tế chỉ một vài thông tin 
được chia sẻ và lan truyền mạnh trong từng thời điểm. Người dùng internet rất nhạy cảm và 
dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của những người nổi tiếng hay còn gọi là KOLS trên mạng xã hội. 
Chính vì vậy, một thông điệp của sản phẩm, dịch vụ được truyền tải bởi KOLS được cộng 
đồng tiếp thu nhiều hơn, ở Việt nam các thương hiệu lớn đã bắt đầu khai thác khía cạnh này 
để tạo ưu thế cạnh tranh trên truyền thông online, trong khi những nhà bán lẻ, cho đến cá nhân 
bán hàng online cũng hết sức tận dụng KOLS để có thể bán được nhiều hàng hóa hơn. 
Việc lựa chọn KOLS của các thương hiệu Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào đẳng cấp 
sản phẩm được quảng bá. Những sản phẩm cao cấp cần KOLS có uy tín, hình ảnh phù hợp vì 
khách hàng của phân khúc này là khách hàng VIP, họ rất khó tính. Trong khi đó các sản 
phẩm, dịch vụ phổ thông cần KOLS có lượng fan đông đảo, trên thực tế có những diễn viên 
hài, ca sĩ có lượng fan hùng hâu, nhưng cá tính và dính nhiều tai tiếng cũng chỉ được các 
thương hiệu bình dân, giá rẻ lựa chọn. Hiện nay đã có hàng loạt các công ty truyền thông, 
media phát triển mạnh thị trường KOLs cho các nhãn hàng và đạt được những thành công 
nhất định, tuy nhiên vấn đề được đặt ra đối với thị trường Việt Nam là phải quản lý và có 
những chế tài liên quan đến các hoạt động này. Và theo xu hướng phát triển của thế giới, thì 
KOLS được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới. 
3. KẾT LUẬN 
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh 
hướng sâu sắc tới mọi hoạt động kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. 
Đặc biệt là các nền tảng và mô thức kinh doanh mới dựa vào công nghệ đang thay đổi một 
cách chóng mặt, thương mại điện tử là một trong số đó. Với sự phát triển của mạng xã hội 
mạnh mẽ cùng với hành vi sử dụng điện thoại đã trở nên phổ biến khiến cho ranh giới giữa 
thực tế, mạng xã hội đã bị mờ dần đi điều này khiến cho việc bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến 
trở nên phát triển. Mô hình bán lẻ đa kênh O2O sẽ ngày càng đặc trưng cho việc cạnh tranh 
trong môi trường bán lẻ của Việt Nam, các nhà bán lẻ và thương hiệu cần phải đặt trải nghiệm 
của khách hàng thành yếu tố sống còn. Trong một tương lại rất gần, thương mại điện tử Việt 
Nam sẽ được định hướng bởi những kinh nghiệm dẫn đầu về nội dung và trải nghiệm của 
khách hàng thông qua những KOLS. Cách tốt nhất sẽ được các nhà bán lẻ sử dụng để làm hài 
lòng người tiêu dùng chính là việc khai thác những thay đổi nằm trong sự giao thoa giữa điện 
thoại di động, mạng xã hội và cuộc sống thực. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
677 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cindy Trần, 2016, những chuyện khó ngờ phía sau các KOLS beauty, 
https://www.baomoi.com/nhung-chuyen-kho-ngo-phia-sau-cac-k-o-l-beauty/c/19957777.epi 
2. FPTonline,2014, Những ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) phổ biến nhất trong 
đời sống, 
big-data-pho-bien-nhat-trong-doi-song 
3. Huy Vũ, 2016, Trật tự mới của thương mại điện tử Việt Nam, 
https://news.zing.vn/trat-tu-moi-cua-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-post703749.html 
4. Lê Thanh Hải, 2017, 4 bí quyết marketing bằng KOL từ Coca-cola, Dell và 
Paypal, 
va-paypal-3319511/ 
5. Nguyễn Trung Thẳng, 2015, Xu hướng thương hiệu năm 2015 tại Việt Nam, 
th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u-n%C4%83m-2015-t%E1%BA%A1i-
vi%E1%BB%87t-nam.html 
6. Viễn Thông, 2016, Doanh nghiệp Việt bỏ phí kho vàng Big Data, 
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu/doanh-nghiep-viet-bo-phi-kho-
vang-big-data-3459119.html 
THE EFFECT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TO THE TREND AND 
DEVELOPMENT OF RETAIL SECTORS AND CONSUMERS IN 
VIETNAM. 
Abtract: 
Vietnam e-comemerce is described as the explosion of mobile devices, consumer 
behavior on smartphones, the development of social networks and digital payment 
infrastructure begin to spectrum. In addition, the market is extreamly competing, domestic 
and international brands are striving to attacht the attention of customers, the race of internet 
is building digital ecosytems scale and to increasing the efficiency of the business. Companies 
are also striving to retain customers with mulitilateral platforms, and new entrants are 
building new unique business models for experiment of customers. And in the area of 
industrial revolution 4.0, only the most innovative one existed in this dynamic retail 
environment. 
Keyword: 4.0 industrial revolution 4.0, e-comerce 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_toi_xu_the_hinh_than.pdf