Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng mang lại những diện mạo thay đổi mạnh mẽ

trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, Cách mạng công

nghiệp 4.0 góp phần giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống sản xuất thông minh trên cơ sở tích

hợp các lĩnh vực chức năng trong nội bộ và tối ưu hóa sản xuất dựa trên tích hợp với bên ngoài như

nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian

qua đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 vào sản

xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất dựa trên tối thiểu hóa chi phí và tối ưu hóa khả năng đáp ứng

nhu cầu cá biệt của từng khách hàng. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính trên cơ sở

thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, các bài viết trong

và ngoài nước liên quan chủ đề nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết về CMCN 4.0 và

sự tác động của chúng tới chủ đề nghiên cứu, bài viết thực hiện nhận dạng những ảnh hưởng tích

cực/tiêu cực của CMCN 4.0 đến hoạt động sản xuất với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp

Việt Nam. Từ đó giúp có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về những tác động cũng như thực trạng

ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 11080
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 58 
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
Nguyễn Phƣơng Linh 
Trƣờng Đại học Thƣơng Mại 
TÓM TẮT 
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng mang lại những diện mạo thay đổi mạnh mẽ 
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất, Cách mạng công 
nghiệp 4.0 góp phần giúp các doanh nghiệp xây dựng hệ thống sản xuất thông minh trên cơ sở tích 
hợp các lĩnh vực chức năng trong nội bộ và tối ưu hóa sản xuất dựa trên tích hợp với bên ngoài như 
nhà cung cấp, khách hàng và các đối tác kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian 
qua đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 vào sản 
xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất dựa trên tối thiểu hóa chi phí và tối ưu hóa khả năng đáp ứng 
nhu cầu cá biệt của từng khách hàng. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định tính trên cơ sở 
thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, các bài viết trong 
và ngoài nước liên quan chủ đề nghiên cứu. Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết về CMCN 4.0 và 
sự tác động của chúng tới chủ đề nghiên cứu, bài viết thực hiện nhận dạng những ảnh hưởng tích 
cực/tiêu cực của CMCN 4.0 đến hoạt động sản xuất với khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp 
Việt Nam. Từ đó giúp có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về những tác động cũng như thực trạng 
ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất tại Việt Nam. 
Từ khóa: CMCN 4.0; sản xuất kinh doanh; nhà máy thông minh; doanh nghiệp Việt Nam. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG 
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang ảnh hưởng sâu và rộng đến mọi mặt của 
đời sống kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực sản xuất, cuộc Cách mạng này đã mang lại những thay đổi 
vượt bậc giúp cải thiện sản lượng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian sản xuất, 
giảm chi phí sản xuất (Almada-Lobo, 2015) Ý tưởng của những thay đổi này đến từ việc thiết lập 
hệ thống nhà máy thông minh, cho phép doanh nghiệp tự động hóa quy trình kinh doanh, kiểm soát 
nguyên vật liệu, tự động gửi đơn hàng, kiểm soát hệ thống kho vận và gia tăng khả năng sản xuất 
hàng loạt mà vẫn cá biệt hóa sản phẩm theo nhu cầu khách hàng (J.Shrouf et al, 2014). 
Không nằm ngoài xu hướng sản xuất kinh doanh hiện đại, trong một vài năm trở lại đây, sức 
mạnh của CMCN 4.0 đã lan tỏa và ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào hệ thống sản xuất kinh doanh 
của các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhìn nhận cụ thể và rõ ràng về 
CMCN 4.0 và ảnh hưởng của nó đến hiệu suất sản xuất. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần có 
chiến lược và phương hướng hành động cụ thể để nhanh chóng triển khai các thành tựu của CMCN 
4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Một mặt, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động, mặt khác giúp 
tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài (Thiên, 2017). 
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CMCN 4.0 ĐẾN HOẠT 
ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 
2.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 l gì? 
Thế giới đã từng trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn dựa trên những đổi mới, cải tiến 
từ khoa học kỹ thuật công nghệ, đó là: chế tạo và ứng dụng thành công động cơ đốt trong rồi động 
cơ điện vào cuối thế kỷ thứ 18 và 19 và ứng dụng thành công hệ thống máy tính và tự động hóa vào 
những năm 1970 của thế kỷ XX3. Trong xu thế phát triển hiện đại, cuộc Cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư (CMCN 4.0) sẽ được thực hiện dựa trên nền tảng Internet - công cụ cho phép đơn giản hóa 
việc giao tiếp truyền đạt toàn cầu trở nên dễ dàng hơn trong hệ thống vật lý-ảo (Cyber-Physical-
Systems CPS) dựa trên thiết lập nền tảng mạng lưới thông tin rộng lớn (M. Brettel et al., 2014). 
3
 Industrie 4.0 Working Group, “Recommendations for implementing the strategic initative Industrie 4.0”, 2013 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 59 
Theo đó, cuộc Cách mạng này được đánh giá là có tốc độ đột phá nhanh và mạnh; CMCN 4.0 kết 
hợp các công nghiệp lại với nhau, xóa mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học4. 
Ba lĩnh vực cốt lõi mà CMCN 4.0 sẽ tập trung thay đổi là Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và 
Vật lý. Lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ tiến hành nghiên cứu để tạo ra những phương pháp và kỹ 
thuật mới trong phát triển nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, 
năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Lĩnh vực vật lý sẽ tập trung nghiên cứu và thiết kế robot thế 
hệ mới, máy in 3D, phương tiện giao thông tự lái, các vật liệu mới thay thế cho vật liệu tự nhiên và 
phát triển công nghệ Nano. Lĩnh vực kỹ thuật số tập trung phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo 
(Artificial Interligence - AI), vạn vật kết nối (Internet of Thing -IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) 
(Almada-Lobo, 2015). Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến hiệu suất 
sản xuất của doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu các nội dung về robot thế hệ mới, máy in 3D, trí truệ 
nhân tạo, vạn vật kết nố ... vào hoạt đ ng sản xuất tại 
nhiều doanh nghiệp giúp mang lại năng suất l o đ ng vượt tr i. 
Cùng với việc nâng cao năng suất lao động trong sử dụng robot thông minh là khả năng tiết 
kiệm chi phí nhờ giảm thiểu nhân công và tăng mức độ chính xác trong sản xuất6. Các robot tự vận 
hành không chỉ được lập trình cho các hoạt động sản xuất đơn giản mà có thể thực hiện cả các chức 
năng phức tạp như kết nối các quy trình sản xuất và nhận dạng sản phẩm lỗi cũng như dự báo chính 
xác tỷ lệ sản phẩm lỗi để từ đó trợ giúp cho các quyết định tái thiết kế và tái sản xuất sản phẩm. 
Có thể nói, việc triển khai và ứng dụng robot vào quá trình sản xuất đã được các doanh nghiệp 
Việt Nam thực hiện trong thời gian qua. Có thể kể đến một số doanh nghiệp điển hình đã bước đầu 
ứng dụng thành công robot tự vận hành vào quá trình sản xuất kinh doanh như: các công ty sản xuất 
gốm sứ ở Bình Dương sử dụng 5 robot tự vận hành, thay thế cho 100 công nhân trước kia và cho 
năng suất lao động 500 sản phẩm/robot/giờ lao động với độ chính xác đến từng milimet và chất 
lượng, số lượng ổn định. Hay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, sử dụng công nghệ tự động giúp 
tăng sản lượng, giảm chi phí và đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng (Vương, 2017). Theo tính toán thì 
việc triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến cho ngành thời trang giúp rút ngắn từ 25%-
35% thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí. Ước tính nếu thay thế máy may và máy cắt truyền thông 
bằng máy tự động hoàn toàn thì 1 máy cắt tự động thay thế được 15 công nhân và doanh nghiệp thu 
hồi chi phí đầu tư trong vòng 18 tháng; 1 máy may tự động có thể thay thế được 3 công nhân và 
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 180000 USD trong 5 năm) (Mai, 2016). 
Công nghệ hiện đại và robot tự động không chỉ được ứng dụng trong các ngành công nghệ nhẹ 
ở nước ta, gần đây Petrovietnam đã công bố kế hoạch sử dụng robot thông minh tại các nhà máy 
chế biến xăng dầu của tập đoàn, bước đầu ứng dụng tại những khu vực làm việc độc hại và độ nguy 
hiểm cao7. Hay như trong lĩnh vực sữa, Vinamilk là doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ 
sản xuất với việc tự động hóa 100% quy trình sản xuất sữa bằng robot tự vận hành và hệ thống máy 
móc, bằng chuyền vận chuyển tự động nguyên liệu vào các bồn chữa và vận chuyển thành phẩm 
sang hệ thống kho và bảo quản8. Có thể nói, Vinamilk là một trong số ít những doanh nghiệp điển 
hình của Việt Nam ứng dụng hệ thống robot tự vận hành với công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh 
doanh. 
(2)- Ứng dụng và triển kh i đồng b tích hợp theo chiều ng ng các lĩnh vực chức năng trong 
doanh nghiệp, tạo lập hệ thống nhà máy thông minh: tích hợp hệ thống kho vận và các nhà cung 
ứng 
Với sự phát triển mạnh mẽ của AI và IoT, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng hệ thống 
nhà máy thông minh tích hợp với các hệ thống kho và xây dựng hệ thống băng chuyền vận chuyển 
tự động. Điểm đặc biệt của các nhà máy thông minh là có thể kết nối máy móc tạo thành hệ thống 
mạng, cho phép các khu vực sản xuất có thể trao đổi và truyền tải thông tin tự động. Các thiết bị 
5
 Hội thảo quốc tế “Cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng IoT vào sản xuất thông minh”, Cục ứng dụng và phát triển 
công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 5/2017. 
6
 Hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng vào các nhà máy chế biến dầu khí để nâng cao năng lực cạnh 
tranh”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 5/2017 
7
 Hội thảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và ứng dụng vào các nhà máy chế biến dầu khí để nâng cao năng lực cạnh 
tranh”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 5/2017 
8
 Báo cáo hợp nhất Vinamilk các năm 2014; 2015; 2016 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 63 
máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng, liên tục chia sẻ thông tin về lượng 
hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay đổi trong đơn đặt hàng hay về sự cố hoặc lỗi. 
Theo đó, các sản phẩm hoàn thiện sẽ được vận chuyển và kho theo hệ thống băng chuyền và các 
robot chở hàng tự động, thực hiện sắp xếp và gắn nhãn/chip để theo dõi thời gian sản xuất/thời gian 
xuất hàng/tình trạng tồn kho. Nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian 
xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu, giảm thiểu tỷ lệ sản 
phẩm lỗi (Thiên, 2017) Với quy mô sản xuất lớn, mô hình sản xuất trên cơ sở tối thiểu hóa chi 
phí kho vận nhờ vào ứng dụng mô hình JIT mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. 
Việc xây dựng hệ thống tích hợp giữa nhà cung cấp - kho - sản xuất của các doanh nghiệp Việt 
Nam mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng hệ thống JIT vào sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí kho vận 
trên cơ sở yêu cầu nhà cung ứng vận chuyển nguyên vật liệu tới trực tiếp nơi sản xuất vào mỗi thời 
điểm yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc áp dụng mô hình này ở nước ta vẫn chưa 
thực sự phổ biến và chỉ rất ít các doanh nghiệp thành công mô hình này (khoảng 75% doanh nghiệp 
ứng dụng hệ thống này nhưng thường không thành công) (Lê, 2014). Hầu hết các doanh nghiệp có 
thể ứng dụng mô hình JIT tại Việt Nam thành công là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
như tập đoàn Honda với mảng sản xuất, lắp ráp xe máy. Tỷ lệ nội địa hóa cao, lên tới 93% (Chung, 
2016) (tỷ lệ trung bình trong ngành là 80% (Tú, 2017)) cho phép công ty này ứng dụng thành công 
JIT nhờ vào liên kết với các nhà cung ứng địa phương để giảm thiểu lượng hàng tồn trữ, lưu kho. 
(3)- Mở r ng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng lưới kết nối, xây dựng nhà máy thông 
minh có khả năng cho năng suất l o đ ng cao mà vẫn tạo được sản phẩm cá biệt hóa theo yêu 
cầu của khách hàng 
Lần đầu tiên CMCN4.0 vừa giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán về giảm chi phí nhờ gia 
tăng sản lượng và quy mô sản xuất vừa tạo ra được các sản phẩm cá biệt hóa hơn đến tay khách 
hàng. Có được điều này là nhờ vào hệ thống cơ sở dữ liệu lớn được thiết lập cùng với việc ứng dụng 
AI và IoT vào các nhà máy thông minh để cùng một thời điểm doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều sản 
phẩm khác nhau để cá biệt hóa đến từng khách hàng mà các chi phí sản xuất vẫn đạt mức tối ưu (T. 
Stock, G. Seliger, 2016). 
Việc ứng dụng CMCN 4.0 để cá biệt hóa sản phẩm trên cơ sở tối ưu hóa chi phí ở Việt Nam 
hiên nay còn chưa được ứng dụng do hệ thống cơ sở dữ liệu còn khiêm tốn. Tuy nhiên, có thể thấy 
đây sẽ là xu hướng sản xuất trong tương lai, giúp doanh nghiệp tạo dựng được cả lợi thế cạnh tranh 
chi phí thấp và khác biệt hóa. Do vậy, trong chiến lược phát triển của mình, các doanh nghiệp Việt 
Nam cần nhanh chóng đầu tư và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu cũng như các phần mềm tích hợp 
giữa các bộ phận quan hệ khách hàng với thiết kế và sản xuất. 
3.2 Ảnh hƣởng tiêu cực của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hiệu quả sản xuất của các doanh 
nghiệp Việt Nam 
Bên cạnh những cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, sự thâm 
nhập mạnh mẽ của cuộc Cách mạng này đã, đang và sẽ mang lại những thách thức to lớn đến các 
doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những thách thức/ảnh hương tiêu cực bao gồm: 
(1)- Nguy cơ mất hợp đồng kinh doanh với các đối tác đặc biệt là các doanh nghiệp gia công 
xuất khẩu 
Việt Nam vốn là quốc gia có lợi thế nguồn lao động phổ thông dồi dào với chi phí thấp. Đó là lý 
do các tập đoàn nước ngoài đã từng coi Việt Nam là “thiên đường gia công”, đặc biệt trong các lĩnh 
vực công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy. Tuy nhiên, CMCN 4.0 mang lại cơ hội tuyệt vời cho 
việc tự động hóa sản xuất, giảm lượng nhân công cần thiết và tăng sản lượng sản phẩm. Báo cáo của 
ILO (2016)
9
 cho thấy ngành dệt may là một trong những ngành áp dụng triệt để công nghệ điện tử 
tiên tiến. Trong tương lai, khoảng 86% lao động ngành may nước ta có nguy cơ bị mất việc bởi máy 
móc tự động có thể thay thế máy cắt, máy khâu truyền thống. Trong khi đó, các doanh nghiệp còn 
chậm chạp trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất (công nghệ máy cắt tự động ngành thời trang 
9
 Báo cáo của ILO (2016) về tình hình nhân lực của các quốc gia Đông Nam Á trong cuộc CMCN 4.0 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 64 
Việt Nam mới được triển khai ứng dụng từ 2015, (Mai, 2016)). Việc triển khai chậm chễ này có thể 
gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp do sản lượng và chi phí sẽ không còn là lợi thế khi các 
quốc gia khác ứng dụng triệt để công nghệ hiện đại để tối thiểu hóa chi phí. 
Bên cạnh đó, nguy cơ mất hợp đồng sản xuất của các doanh nghiệp gia công Việt Nam còn có 
thể đến từ thực tế các tập đoàn có xu hướng đầu tư hệ thống nhà máy thông minh tại chính quốc gia 
của họ thay vì thuê làm bên ngoài (outsourcing) như hiện nay. Vẫn trong lĩnh vực dệt may, nhiều 
nhà máy tại Hoa Kỳ, EU đã được “hồi sinh” nhờ vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại và robot tự 
vận hành vào quá trình sản xuất, cho phép đạt sản lượng tối ưu trong khi số lượng nhân công sử 
dụng rất ít và chi phí sản xuất đạt được ngang bằng với các quốc gia gia công (Mai, 2016). 
(2)- Nguy cơ mất khả năng cạnh tranh do không bắt kịp xu hướng công nghệ mới 
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào kinh tế thế giới. Sự gia nhập hàng loạt các tổ 
chức, hiệp định thương mại quốc tế một mặt giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô thị 
trường, mặt khác giúp các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập và bành trướng thị phần tại 
Việt Nam. Các tập đoàn nước ngoài đã và đang triển khai thành công hàng loạt thành tựu từ CMCN 
4.0 để tạo nên mạng lưới sản xuất với quy mô toàn cầu, tối thiểu hóa chi phí và tối ưu hóa năng lực 
sản xuất. Trước tình thế đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng triển khai công nghệ và hệ 
thống kết nối sản xuất, hướng tới xây dựng nhà máy thông có tích hợp cả chiều ngang và chiều dọc 
trong hệ thống chuỗi cung ứng để đảm bảo khả năng cạnh tranh và duy trì thành công trên thị trường 
. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói chung 
và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận cơ bản về cách thức xây 
dựng và thiết lập hệ thống sản xuất thông minh trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, 
góp phần tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh sản xuất nhờ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa khả 
năng đáp ứng tùy biến yêu cầu của khách hàng. Trên cơ sở nhận dạng những ảnh hưởng từ CMCN 
4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, bài viết đã chỉ ra những ảnh hưởng tích 
cực góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực sản xuất cũng như những thách 
thức đặt ra mà các doanh nghiệp trong nước cần nỗ lực vượt qua để đảm bảo khả năng cạnh tranh 
lâu dài tại thị trường trong nước và quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Almada-Lobo, F., 2015. The Industry 4.0 revolution and the future of Manufacturing Execution Systems (MES). 
Journal of Innovation Management 3(4), pp. 16-21. 
2. Bích, N., 2017. Bùng nổ xu hướng Internet kết nối vạn vật. [Online] tại: https://www.baomoi.com/bung-
no-xu-huong-internet-ket-noi-van-vat/c/21434657.epi 
3. Chung, H., 2016. Công ty Honda Việt Nam: tỷ lệ nội địa hóa xe máy trung bình đạt 93%. [Online] Available at: 
14898/ [Truy cập ngày 25 10 2017]. 
4. Đức Chính & Hoàng Nam, 2017. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0: PVN sẽ dùng robot trong các nhà 
máy chế biến dầu khi. [Online] tại: 
https://www.baomoi.com/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-pvn-se-dung-robot-trong-cac-nha-may-che-bien-
dau- khi/c/22387318.epi 5. E.M.Frazzon et al, 2013. Towards socio-cyber-physical systems in production 
networks. s.l., s.n., pp. 49-54. 
6. F.Tao et al, 2014. IoT-Based intelligent perception and access of manufactuing resource toward cloud manufactuing. IEEE 
Transactions on Industrial Informatics 10 (2), pp. 1547 - 1557. 
7. J.Shrouf et al, 2014. Smart factories in Industry 4.0: A review of the Concept and of the management 
approached in production based on the internet of things paradigm. 
8. Lawton, J., 2017. Artificial Intelligence-Driven Robots: More Brains Than Brawn. [Online] tại: 
https://www.forbes.com/sites/jimlawton/2017/02/07/artificial- 
intelligence-driven-robots-more-brains-than-brawn/#32aa1fc964db 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 65 
9. Lê, H., 2014. Thành công từ việc áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn. [Online] tại: 
10. M. Brettel et al., 2014. How virtualization, decentralization and network building change the 
manufacturing landscape: An Industry 4.0 perspective. World academy of science, engineering and 
technology 8(1), pp. 37-44. 
11. M.Y.Santos et al, 2017. A Big Data Analytics Architecture for Industry 4.0. Madeira, Portugal, Springer 
Link, pp. 175-184. 
12. Mai, T., 2016. Công nghệ hiện đại "hại" lao động ngành dệt may. [Online] tại: 
https://www.baomoi.com/cong-nghe-hien-dai-hai-lao-dong-nganh-det-may/c/20629531.epi 
13. S.Wang et al, 2016. Implementing smart factory of Industrie 4.0: An outlook. 
14. T. Stock, G. Seliger, 2016. Opportunities of Sustainable Manufacturing in Industry 4.0. 13th Global 
Conference on Sustainable Manufacturing - Decoupling Growth from Resource Use, p. 536 – 541. 
15. Thiên, T. Đ., 2017. Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội hiếm có cho Việt Nam. [Online] tại: 
16. Tú, T. H. &. V., 2017. Ngành xe máy đạt tỷ lệ nội địa hóa 80%. [Online] tại: 
xe-may-dat-ty-le-noi-dia-hoa-80-20170504203758126.htm 
[Truy cập ngày 25 10 2017]. 
17. Vương, L., 2017. Chẳng đâu xa, "robot cướp việc" con người đã đến Việt Nam: 90% công nhân ở một 
nhà máy Bình Dương đã phải nghỉ việc vì robot!. [Online] tại: 
con-nguoi-da-den-viet-nam-90-cong-nhan-o-mot-nha-may-binh-duong-da-phai-nghi-viec-vi-robot-
2017072509481614.chn 
18. Werr, P., 2015. How industry 4.0 and the Internet of Thing are connected. [Online] 
tại:
connected.htm 
THE EFFECTS OF INDUSTRY 4.0 TO PRODUCTION ACTIVITIES 
OF VIETNAMESE ENTERPRISES 
ABSTRACT 
Industry 4.0 is a revolution that has been giving dramatic changes in all areas of socio-economic 
life. In particular, Industry 4.0 contributes to establish smart manufacturing systems and optimize 
production of businesses on the basis of intergrating internal functional areas and external partners, 
such as suppliers, customers and other stakeholders. Vietnamese enterprises have been aware of the 
importance of applying Industry 4.0 to manufacturing in order to improve production efficiency 
based on minimizing production costs and optimizing cusomization. This research uses qualititative 
analysis, collects secondary data from research in national and international scientific journals and 
papers related to research topic. Based on the systematization of theories of Industry 4.0 and its 
impacts on production of enterprises, the paper identify the positive/negative impacts of Industry 4.0 
on manufacturing of Vietnamese enterprises. This research provide more objectively and 
comprehensively view of the impacts of applying Industry 4.0 to production in Vietnamese 
enterprises. 
Keywords: Industry 4.0; production; manufacturing; smart factory; Vietnames enterprises. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_hoat_dong_san_xu.pdf