Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tiện ích và đo lường mức độ ảnh hưởng của

việc sử dụng Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh

doanh các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh, với mẫu khảo sát là 317 bạn sinh viên

đang học và có áp dụng Công nghệ 4.0 tại các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết quả cho thấy sau khi phân tích, tất cả các nhân tố đều có tương quan với nhau, trong đó nhân

tố Học tập là nhân tố tác động mạnh nhất đến tình hình học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh

doanh các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh, kế đến là các nhân tố Giải trí, Nhanh

chóng, Phù Hợp, Dữ liệu lớn, Học tập, Liên lạc.

Từ khóa: Tiện ích, công nghệ 4.0, học tập, đại học, ngoài công lập

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 8900
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của các nhân tố tiện ích từ việc ứng dụng công nghệ 4.0 đến tình hình học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh các trường Đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh
1826 
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TIỆN ÍCH TỪ VIỆC 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN TÌNH HÌNH HỌC TẬP 
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP.HCM 
Lê Huỳnh Phương Nhi, Tô Văn Thành, Dương Nguyên Khải 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng, CN. Nguyễn Dươ Linh 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tiện ích và đo lường mức độ ảnh hưởng của 
việc sử dụng Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh 
doanh các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh, với mẫu khảo sát là 317 bạn sinh viên 
đang học và có áp dụng Công nghệ 4.0 tại các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh. 
Kết quả cho thấy sau khi phân tích, tất cả các nhân tố đều có tương quan với nhau, trong đó nhân 
tố Học tập là nhân tố tác động mạnh nhất đến tình hình học tập của sinh viên ngành Quản trị Kinh 
doanh các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh, kế đến là các nhân tố Giải trí, Nhanh 
chóng, Phù Hợp, Dữ liệu lớn, Học tập, Liên lạc. 
Từ khóa: Tiện ích, công nghệ 4.0, học tập, đại học, ngoài công lập. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khoa học công nghệ không ngừng phát triển, cả thế giới đang dần bước vào thời đại công nghệ 
mới - thời đại Công nghệ 4.0. Chính vì vậy, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục đang trở 
thành phương pháp học tập hiệu quả giúp sinh viên có thể dễ dàng tự tìm kiếm những kiến thức 
dưới sự hướng dẫn của giảng viên thông qua các thiết bị như: di động thông minh, laptop, máy tính 
bảng.... Hơn nữa, ngoài nguồn kiến thức vô cùng rộng lớn đó, sinh viên tiếp cận được nhiều tài liệu 
nước ngoài để có những góc nhìn sâu, đa chiều hơn về vấn đề tiếp cận. Đây cũng là một trong 
những yếu tố khác biệt mà cách mạng Công nghệ 4.0 đem lại cho giáo dục, mở rộng lĩnh vực giáo 
dục, tạo điều kiện cho việc thay đổi phương pháp và nội dung học tập của sinh viên. Việc sử dụng 
công nghệ hiện đại trong giáo dục sẽ giúp cho việc giảng dạy và học tập trở nên hiệu quả hơn, tiết 
kiệm thời gian hơn. Qua đây, ta có thể thấy được vai trò của việc áp dụng Công nghệ 4.0 đối với 
giáo dục. 
Theo các chuyên gia giáo dục, để đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục nói chung 
và giáo dục đại học nói riêng như hiện nay thì nhu cầu ứng dụng CNTT là một xu thế tất yếu. Việc 
ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành tại các trường đại học nói chung và tại các 
khoa, viện, trung tâm của trường nói riêng được xem như một phương tiện hữu ích và hiệu quả, 
nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của các đơn vị, góp phần hiện đại hóa giáo dục - đào tạo. 
1827 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Phù hợp (PH): Anya Kamenetz, nhà báo, tác giả cuốn sách "Nghệ thuật cân bằng giữa truyền 
thông số và đời thực" cho rằng: "Sử dụng màn hình một cách tích cực là giúp phát triển 4 giá trị: sự 
sáng tạo, kết nối, khám phá và niềm vui". Mà Công nghệ 4.0 và con người lại tương tác trực tiếp 
thông qua màn hình của các thiết bị smastphone, laptop, máy tính, từ đó có thể cho thấy sự phù 
hợp của Công nghệ 4.0 với sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ, cũng từ đó dẫn đến phù hợp với 
mục đính cải thiện việc học của sinh viên. 
Với thời đại hiện nay, thì việc hầu hết sinh viên đều được trang bị những thiết bị hiện đại như máy 
tính xách tay, máy tính bảng, ipad và điện thoại được xem là việc tất yếu. Công nghê 4.0 được tích 
hợp vào các thiết bị ấy giúp bạn không cần đến thư viên hay nhà sách để tìm kiếm các thông tin về 
bài học và có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ việc học tập phổ biến hiện nay như Khan Academy, 
Dictionary.com, BenchPrep, 
Nhanh chóng (NC): ‚Thời gian là vàng là bạc‛ như Demosthenes đã nói, từ đó cho thấy việc tiết 
kiệm thời gian trong việc tìm kiếm các thông tin và các phương pháp mới sẽ giúp bạn dành thời 
gian nhiều hơn cho việc học tập, từ đó cũng tăng them phần kiến thức được thu nạp và giúp cải 
thiện tình hình học tập nhiều hơn. Nhanh chóng được xem là ưu điểm chung của các biến trên 
nhưng cũng được xem là một biến riêng biệt vì đây là một nét tiện lợi đặc trưng mà Công nghệ 4.0 
mang lại. 
Dữ liệu lớn (DL): Chính CEO của Microsoft Satya Nadella đã nhấn mạnh rằng ‚trong cuộc Cách 
mạng Công nghiệp lần thứ 4, thì dữ liệu (data) và công nghệ số sẽ là 2 nhân tố mới, ảnh hưởng trực 
tiếp và sâu rộng tới cuộc chơi 4.0‛. 
Điều đó cho thấy dữ liệu trong việc học tập vô cùng quan trọng thì ngoài việc dễ dàng cập nhật 
thông tin mới nhất thì Công nghiệp 4.0 còn giúp sinh viên có thể tra cứu, tìm kiếm những thông tin 
cần thiết và nó có khả năng thay thế cả một thư viện truyền thống. 
Liên lạc (LL): Trịnh Nguyễn Thanh Trúc và cộng sự (2016) với biến cũ là sử dụng cho mục đích 
giao tiếp. Đinh Thị Kim Ánh và cộng sự (2016) với 2 nhân tố cũ là kết nối ở mọi lúc mọi nơi và hạn 
chế giao tiếp trực tiếp. Nguyễn Thị Huyền Trang (2018) với nhân tố cũ là Liên lạc. 
Khác biệt với các mô hình trước đó biến liên lạc do nhóm tác giả đề xuất không chỉ phân tích về 
giao tiếp thông thường như tán gẫu,v.v. mà còn có thể dùng để phục vụ cho phục đích học tập như 
họp nhóm qua video call,v.v. Từ đó cho thấy được ưu và khuyết của tiện ích này với việc học tập chứ 
không đơn thuần là việc giao tiếp sẽ tác động xấu đến tình hình học tập như các mô hình có trước 
kết luận. 
H c tập (HT): Theo nghiên cứu Trịnh Quang Dũng - Phạm Thị Hằng (?????), bản chất của cuộc 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn, nên 
trong giáo dục, những yếu tố này hoàn toàn có khả năng được áp dụng một cách có hiệu quả nếu 
các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên biết sử dụng hợp lý những tác động tích cực của cuộc 
cách mạng này. 
1828 
 Việc sử dụng các ứng dụng của Công nghệ 4.0 (lên mạng xem các chương trình học tập, ôn lại 
kiến thức đã học trên lớp, các chương trình học Anh văn,... giúp rất nhiều cho việc củng cố và nâng 
cao kiến thức cho sinh viên. 
Giải trí (GT): Theo Lusekelo Kibona (2015) thì sinh viên dành nhiều thời gian cho các trạng mạng 
xã hội như Facebook, Instagram, sẽ có kết quả học tập không tốt so với các bạn dành ít thời gian 
hơn cho các trang mạng xã hội. Ở đây tác giả thay thế bằng biến giải trí bao gồm việc nghe nhạc, 
xem phim, dùng các trang mạng xã hội, các trò chơi,. Việc sinh viên phân bổ thời gian giải trí hợp lý 
có thể giúp họ thư giản sau những giờ học căng thẳng, áp lực từ đó giúp họ bắt tay vào việc học với 
một tinh thần sảng khoái và dễ dàng tiếp nhận kiến thức một cách tốt hơn. Tuy nhiên việc lạm dụng 
giải trí trong việc sử dụng các ứng dụng Công nghệ 4.0 sẽ có thể khiến sinh viên mất đi quỹ thời 
gian dành cho việc học và sa đà vào các nội dung không đúng mực. 
Tình hình h c tập (THHT): Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến tình hình học tập hiện nay. 
Dựa vào các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng Smartphone trước đó và quá trình 
thực hiện thảo luận nhóm, tác giả đã đề ra những nhân tố phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề 
tài ‚Các nhân tố tiện ích của việc sử dụng Công nghệ 4.0 ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh 
viên ngành Quản trị Kinh doanh các Trường Đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh‛. 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả đề xuất 
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối tượng 
nghiên cứu là sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí 
Minh như: Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Nguyễn Tất Thành, 
Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang. 
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu và tham khảo mô hình nghiên cứu trong 
nước và ngoài nước như: Lusekelo Kibona (2015) với đề tài ‚Ảnh hưởng của Smartphone đến biểu 
hiện của sinh viên cao học‛, Dr Eserinune McCarty Mojaye với đề tài ‚Việc sử dụng Smartphone của 
1829 
sinh viên Trường Đại học Nigerian và ảnh hưởng của nó đến việc dạy và học‛, Trịnh Nguyễn Thanh 
Trúc và cộng sự (2016) về ‚Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến kết quả học tập 
của sinh viên, Đinh Thị Kim Ánh và cộng sự (2016) ‚Sinh viên và điện thoại thông minh, việc sử dụng 
và ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và học tập‛, Nguyễn Thị Huyền Trang (2018) về ‚Các nhân tố tiện 
ích của việc sử dụng Smartphone ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh viên các Trường Đại 
học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh‛. Những mô hình nói ở trên là cơ sở để xây dựng mô hình 
nghiên cứu, bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng. 
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp và trực tuyến sinh viên học 
ngành Quản trị kinh doanh các trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh nhằm kiểm định 
mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Sau khi đo lường độ tin cậy của 07 thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (≥0,6) và hệ 
số tương quan biến ” tổng (≥0,3). Kết quả cho thấy 29 biến quan sát thuộc 07 thang đo đáp ứng độ 
tin cậy. 
Qua thực hiện phương pháp trút trích Pricinpal components và phép quay Varimax, kết quả các 
nhóm được gom lần cuối như sau: 
– Nhóm 1: PH (Nhân tố phù hợp) gồm 5 biến: PH1, PH2, PH3, PH4, PH5. 
– Nhóm 2: HT (Nhân tố học tập) gồm 4 biến: HT1, HT2 HT3, HT5 
– Nhóm 3: GT (Nhân tố giải trí) gồm 4 biến: GT1, GT2, GT3, GT4. 
– Nhóm 4: DLL (Nhân tố dữ liệu lớn) gồm 4 biến: DLL1, DLL2, DLL3, DLL4. 
– Nhóm 5: LL (Nhân tố liên lạc) gồm 4 biến: LL1, LL2, LL3, LL4. 
– Nhóm 6: NC (Nhân tố nhanh chóng) gồm 4 biến: NC1, NC2, NC3, NC4. 
Hệ số tương quan là 0,881 > 0,5 vì thế mô hình thích hợp để đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ 
thuộc và các biến độc lập. Bên cạnh đó, giá trị thống kê F của mô hình với mức ý nghĩa thống kê rất 
nhỏ (Sig.= 0,000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được. 
Mặt khác, giá trị hệ số R2 = 0,777 vì thế mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 
là 77,7%. Nói cách khác, 77,7% tình hình học tập của sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại 
TP.HCM là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. 
Phương trình hồi quy tuyến tính được xây dựng như sau: 
Y = 0,300*X1 + 0,302*X2 + 0,380* X3 + 0,342* X4 + 0,283* X5 + 0,204*X6 
Hay: 
Tình hình học tập của sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM = 0,300*Phù hợp + 
0,302*Nhanh chóng + 0,380*Học tập + 0,342*Giải trí + 0,283*Dữ liệu lớn + 0,204*Liên lạc. 
1830 
Ta thấy các biến độc lập tác động và có ảnh hưởng đến tình hình học tập của sinh viên. Trong đó 
biến HT (β=0,380) là biến có trọng số lớn nhất, nên biến này sẽ có vai trò và ảnh hưởng nhiều nhất 
đến tình hình học tập của sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. 
Như vậy, cả 6 nhân tố PH, NC, HT, GTT, DLL, LL đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến tình hình học tập 
của sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM. Tức khi PH, NC, HT, GTT, DLL, LL càng 
cao thì tình hình học tập của sinh viên càng tốt. Trong đó, nhân tố HT là nhân tố quan trọng nhất, 
tiếp theo thứ tự là GTT, NC, PH, DLL, LL. Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3,H4, H5, H6 cho mô hình 
nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận. 
5 ĐỀ XUẤT HÀM Ý 
5.1 Khai thác tính năng h c tập 
Sinh viên ngày nay có thể tìm kiếm được rất nhiều các đoạn clip, video bài giảng để củng cố kiến 
thức cũng như các khóa học trực tuyến, nhờ có các ứng dụng Công nghệ 4.0 mà sinh viên có thể 
học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm được một khoảng chi phí khi đăng ký học bên ngoài. Không những 
vậy, khi sinh viên bị mất hoặc hỏng kiến thức trên lớp, thông qua các ‚giảng viên ảo‛ được tìm kiếm 
trên ứng dụng có thể giúp sinh viên lấy lại được kiến thức một cách dễ dàng, thuận tiện. 
5.2 Lựa ch n phương thức giải trí hợp lý 
Có thể thấy sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM đều nhận thấy được cả 2 mặt 
mà nhân tố giải trí đem lại. Thông qua việc giải trí bằng các ứng dụng Công nghệ 4.0 có thể giúp 
sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, kích thích não bộ từ đó giúp cho quá trình tiếp 
nhận kiến thức, giải quyết bài tập,.v.v đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, việc giải trí không đúng cách 
sẽ khiến sinh viên chịu những tác động tiêu cực làm giảm sút kết quả học tập và các vấn đề về tinh 
thần khác, 
5.3 Khai thác tính nhanh chóng 
Thông qua việc liên lạc qua các ứng dụng Công nghệ 4.0 sinh viên có thể trao đổi kiến thức nhanh 
chóng hơn, thuận tiện hơn cho việc họp nhóm thông qua các ứng dụng như Facebook, Facetime, 
Zalo, mà không mất nhiều chi phí khi kết nối internet. Nhờ đó sinh viên có thể thấy được hình ảnh 
cụ thể, giải thích các vấn đề sẽ được rõ ràng hơn, liên tục hơn, nhanh hơn và từ đó nhận được lời 
giải đáp chính xác hơn. Kết quả học tập của sinh viên cũng sẽ cải thiện rất nhiều nếu như có thể 
cùng trao đổi với thầy cô, bạn bè ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. 
Vừa qua, với tình hình dịch bệnh Covid-19, hầu như các trường học trên cả nước đều áp dụng 
phương pháp học trực tuyến qua ứng dụng như Zoom, Google Classroom, Skype, để ngăn 
ngừa sự lây lan của dịch bệnh, đảm bảo tiến độ học tập và củng cố kiến thức cho học sinh, sinh 
viên tại nhà. 
5.4 Tận dụng sự phù hợp 
Trên thực tế, Công nghệ 4.0 mang lại nhiều sự tiện ích trong thời đại hóa hiện đại hóa hiện nay vì 
vậy sinh viên dùng thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu thêm những tính năng giúp ích và cải thiện tình 
1831 
hình học tập. Điển hình sự phù hợp đầu tiên đó là Công nghệ 4.0 gắn liền với chiếc Smartphone, 
vật dụng không thể thiếu của hầu hết các bạn sinh viên hiện nay. 
Bên cạnh đó Công nghệ 4.0 có các tính năng như cung cấp các ứng dụng phục vụ cho việc học 
hiệu quả hơn như dịch thuật, tính toán, ghi hình, ghi âm, hỗ trợ trong công việc nhắc nhở, lên lịch 
thông qua các ứng dụng giúp việc học, đều có thể sử dụng trên laptop và smartphone. Đặc biệt, 
sinh viên có thể ghi chú lại tất cả các việc cần làm, sự kiện quan trọng, thời khóa biểu trên trường 
qua các ứng dụng Công nghệ 4.0 và luôn được nhắc nhở, thông báo để hoàn thành các công việc, 
bài tập đúng hạn cũng như không quên các giờ học trên trường hay sự kiện với tính năng thông 
báo, lập kế hoạch trên các ứng dụng. Nhờ đó sinh viên có thể tạo lập cho mình thói quen sinh hoạt, 
học tập và làm việc có kế hoạch khoa học. 
5.5 Khai thác tính năng dữ liệu lớn 
Bên cạnh việc tận dụng tiện ích của học tập, sinh viên còn có thể tìm kiếm được vô số các thông tin 
khác nhau để hỗ trợ cho việc học tập của mình. Thay vì phải lên tận thư viện trường hoặc ra thư viện 
Thành phố xa xôi, nhờ có Công nghệ 4.0 việc tra cứu sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều nhờ các trang 
web và các ứng dụng. Đặc biệt, người dùng có thể mua được những cuốn sách theo định dạng 
ebook rất tiện lợi, giá thành rẻ hơn khi mua bên ngoài. Bên cạnh đó Công nghệ 4.0 còn giúp sinh 
viên có thể lưu lại các nội dung đã tìm kiếm nên sinh viên có thể đem theo bên cạnh đọc và nghiên 
cứu bất cứ lúc nào. 
5.6 Tận dụng liên lạc 
Việc liên lạc qua các ứng dụng còn có thể giúp sinh viên thấy được hình ảnh cụ thể, các vấn đề sẽ 
được giải thích rõ ràng, liên tục và nhanh hơn, từ đó nhận được giải đáp chính xác hơn. Kết quả học 
tập của sinh viên cũng sẽ cải thiện rất nhiều nếu như có thể cùng trao đổi với thầy cô, bạn bè ở bất 
kì đâu, bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, sinh viên cần xác định rõ mục đích của cuộc trò chuyện là dành 
cho học tập hay vấn đề thông thường để tận dụng tối đa những điểm tích cực của việc liên lạc, trao 
đổi (trực tiếp bên ngoài và gián tiếp qua Công nghệ 4.0) vừa giúp nâng cao được chất lượng học 
tập vừa có thể trau dồi khả năng trình bày, giải thích trước mọi người, giúp ích rất nhiều cho việc 
làm sau này của sinh viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phân tích dữ liệu trong kinh doanh - Lê Quang Hùng, Nxb Kinh tế TP.HCM. 
[2] Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Hoàng Trọng ” Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Trường Đại 
học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Hồng Đức. 
[3] https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn 
[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_t%C6%B0_th%E1%BB%A5c 
[5] Theo Luật Giáo dục 2005- Điều 65: Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dân lập trường tư thục. 
[6] Tổng hợp từ các nguồn: (google.com.vn) (hochiminhcity.gov.vn), ( https://vi.wikipedia.org/) 
1832 
[7] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc 
[8] https://sites.google.com/site/cd1310050083/mot-so-file-tai-lieu-ve-kien-thuc-nganh-quan-
tri-kinh-doanh/gioi-thieu-chung-ve-nganh-quan-tri-kinh-doanh 
[9] https://sites.google.com/site/xahoihocsociology/cac-khai-niem-ly-thuyet-xa-hoi-hoc/lt/ly-
thuyet-lua- chon-hop-ly 
[10]  
[11]  
[12] https://toc.123doc.org/document/616704-ly-thuyet-lua-chon-hanh-vi-cua-george-
homans.htm 
[13] 
dieu-hanh-tai-cac-truong-dai-hoc-310844.html. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cac_nhan_to_tien_ich_tu_viec_ung_dung_cong_ngh.pdf